ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÁC MÔN HỌC HKII 17-18

MÔN: KỸ THUẬT LẠNH_LỚP CCQ1718AB và lớp học lại (đề mở)
Nội dung 1: Môi chất lạnh và chất tải lạnh
- Tính chất các loại môi chất lạnh R22, R134a, NH3
- Tìm hiểu thêm các tính chất môi chất lạnh mới hiện nay: R600a, R410a, R32
- Ứng dụng các loại môi chất lạnh dùng trong các hệ thống lạnh ngày nay.
Nội dung 2: Chu trình máy lạnh nén hơi một cấp
- Sơ đồ nguyên lý
- Nguyên lý làm việc
- Đồ thị biểu diễn quá trình làm việc
- Thông số trạng thái các điểm nút chu trình
- Quá lạnh, quá nhiệt ? Các điểm nút quá lạnh, quá nhiệt
Nội dung 3: Tính toán chu trình máy lạnh một cấp
- Các thông số dữ liệu ban đầu: Nhiệt độ bay hơi (áp suất bay hơi), nhiệt độ ngưng tụ (áp suất ngưng tụ)
- Phương pháp nội suy
- Phương pháp tìm thông số các điểm nút
- Tính toán chu trình: năng suất lạnh riêng, năng suât nhiệt riêng, công máy nén, hệ số làm lạnh, tỷ số nén.
- Lưu ý khi có lưu lượng môi chất tuần hoàn, các thông số trên là công suất của thiết bị đó
VD: Năng suất lạnh riêng: qe = h1-h4, kj/kg
        Công suất lạnh: Qe = m*qe; kW
- Công thức tính công suất của thiết bị trao đổi nhiệt (dàn nóng hay dàn lạnh)
Có thể tính theo hai cách:
Cách 1: Tính về phía môi chất lạnh (như ví dụ ở trên)
Cách 2: Tính về phía lưu chất còn lại (nước hoặc không khí)
Nếu là không khí:
             Qe = Gkk*Cpkk*(Tvào - Tra) , kW
Nếu là nước
             Qe = Gnc*Cpnc*(Tvào - Tra), kW
Gnc, Gkk: Lưu lượng nước và lưu lượng không khí qua thiết bị, kg/s
Cpkk, Cpnc: Nhiệt dung riêng của không khí và của nước, kJ/kgk (cái này tra bảng)
Hoặc lấy gần đúng: Cpkk = 1.005kJ/kgK; Cpnc = 4.18kJ/kgk

MÔN: KỸ THUẬT SẤY_LỚP CCQ1618A (đề mở)
Nội dung 1: Các phương pháp sấy
- Phương pháp sấy đối lưu dùng nhiệt độ cao
- Phương pháp sấy bơm nhiệt
- Phương pháp sấy thăng hoa
Nội dung 2: Các hệ thống sấy
- Hệ thống sấy hầm
- Hệ thống sấy thùng quay
- Hệ thống sấy băng tải
- Hệ thống sấy bơm nhiệt
- Các hệ thống sấy kết hợp: Bơm nhiệt, Biomass, mặt trời...
Nội dung 3: Tính toán quá trình sấy
- Đồ thị sấy lý thuyết
- Xác định thông số trạng thái các điểm nút quá trình sấy
- Tính toán nhiệt, công suất thiết bị, lượng không khí cần thiết...
- Các bài tập đã hướng dẫn thực hiện trên lớp.

MÔN KỸ THUẬT LẠNH ỨNG DỤNG_LỚP HỌC LẠI (đề mở)
Nội dung 1: Các hệ thống sản xuất nước đá
- Hệ thống đá viên
- Hệ thống đá vẩy
- Hệ thống đá cây truyền thống
- Hệ thống đá cây tiếp xúc
Nội dung 2: Các phương pháp cấp dịch dàn lạnh
- Phương pháp chênh lệch cột áp
- Phương pháp cột áp thủy tĩnh
- Phương pháp dùng bơm
Nội dung 3: Các nguyên lý hồi dầu về máy nén
- Nguyên lý truyền thống
- Nguyên lý hồi dầu theo đường hút
- Nguyên lý hồi dầu tổ máy nén
- Nguyên lý hồi dầu có sử dụng bình gom dầu
- Các nguyên lý hồi dầu kết hợp
Nội dung 4: Sơ đồ hệ thống lạnh
- Hệ thống lạnh một cấp
- Hệ thống lạnh hai cấp
- Hệ thống làm lạnh trực tiếp
- Hệ thống làm lạnh gián tiếp

MÔN: ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG LẠNH (Đề đóng)
Nội dung 1: Đo lường
- Nguyên lý làm việc ống venturi
- Tính toán lưu lượng và vận tốc lưu chất dùng ống venturi
- Các loại áp suất và công thức chuyển đổi
Nội dung 2: Điều khiển hệ thống lạnh
- Chuỗi an toàn trong hệ thống lạnh
- Mạch hút kiệt trong hệ thống lạnh
- Mạch điều khiển máy nén chạy luân phiên
- Mạch điều khiển tổng hợp hệ thống lạnh một cấp

MÔN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG XANH_LỚP TỰ ĐỘNG HÓA (đề mở)
Nội dung 1: Lý thuyết
- Đánh giá tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời ở Tp.HCM và ở Việt Nam
- Ứng dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất hiện nay
- Phân loại và mô tả các dạng năng lượng tái tạo
- Đánh giá loại năng lượng tái tạo tiềm năng nhất thay thế năng lượng hóa thạch
- Đặc điểm cấu tạo, Phân loại, nguyên lý, ưu nhược điểm các máy nước nóng năng lượng mặt trời hiện nay
Nội dung 2: Bài tập
- Tính toán hệ thống pin năng lượng mặt trời quy mô hộ gia đình

MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH NHIỆT LẠNH_LỚP HỌC LẠI (trắc nghiệm đề đóng)
Cấu trúc đề thi: 71 câu, bao gồm câu hỏi 4 lựa chọn và câu hỏi đúng sai.
Thời gian làm bài : 90 Phút
Gợi ý làm bài:
Phương pháp truyền thống:
- Đọc lướt đáp án và dịch đáp án trước, sau đó mới đọc câu hỏi.
- Dịch nghĩa câu, và hiểu đúng ý câu hỏi, lưu ý các từ khóa chính
- Vận dụng kiến thức chuyên môn để chọn đáp án.
Phương pháp loại suy:
- Khi có sự phân vân giữa các đáp án
- Loại bỏ những đáp án sai hoặc vô lý nhất
- Căn cứ vào từ khóa và kiến thức chuyên môn lựa chọn đáp án cuối cùng
Yêu cầu:
-Nắm vững kiến thức chuyên môn ngành: Kỹ thuật lạnh, truyền nhiệt, kiến thức cơ sở ngành, điều hòa không khí...
- Thuộc tối thiểu 300 từ (80 từ đã cung cấp trên web này và hơn 200 từ cung cấp trong quá trình học, kiểm tra)
Ví dụ:
Dạng câu hỏi đúng sai, hai lựa chọn: Xác xuất 50% đúng
Câu 1: Defrosting of a refrigerator may be done by stopping the compressor for a short period.

A. Correct                                                               B. Incorrect
Đọc câu hỏi: Lưu ý các từ khóa chính: 
 - Defrosting: Xả băng
 - refrigerator: Tủ lạnh
 - stopping the compressor: Dừng máy nén
=> ý câu hỏi: Tối thiểu dịch được các từ khóa này: Xả băng tủ lạnh là dừng máy nén 
Đáp án: A. Đúng (Vì khi dừng máy hệ thống không làm việc, băng bám trên dàn lạnh sẽ tự động tan do nhiệt độ trong tủ tăng lên)
Câu 2: The condition of refrigerant after leaving the compressor and before entering the condenser is superheated vapour.
A. Correct                                                               B. Incorrect
      Từ khóa:
       - refrigerant: môi chất lạnh
      - leaving the compressor: Ra khỏi máy nén
      - superheated vapour: Hơi quá nhiệt
Ý câu hỏi: Môi chất lạnh ra khỏi máy nén là hơi quá nhiệt
Vận dụng kiến thức chuyên ngành, sau khi ra khỏi máy nén môi chất luôn ở trạng thái hơi quá nhiệt
Đáp án: A. Đúng
Dạng câu hỏi 4 lựa chọn, xác xuất 25% đúng
Câu 3: The domestic refrigerator uses following type of compressor
A. Centrifugal                                                       C. Screw
B. Scroll                                                                D. Piston type reciprocating
Cách làm:
-Đọc lướt và dịch hiểu đáp án, a: Máy nén ly tâm, B: Máy nén xoắn ốc, C: Máy nén trục vít, D: Máy nén pittông
- Làm việc này để đoán được chính xác câu hỏi sẽ hỏi về vấn đề liên quan đến máy nén để từ đó loại bỏ bớt các từ khóa trong câu hỏi (lỡ có những từ mình không thuộc nhưng đã nắm được đáp án)
- Từ khóa trong câu này: refrigerator: tủ lạnh
=> Dịch nhanh được Ý câu hỏi: Tủ lạnh dùng máy nén loại nào
Vận dụng kiến thức chuyên môn: Cái này đã học kỹ thuật lạnh và thực hành tại xưởng nên 100% sinh viên biết điều này là máy nén pittông, chỉ cần thấy chữ Piston là có thể trả lời ngay được câu này
Đáp án: D.
Câu 4: The thermostatic expansion valve operates on the changes in the

A. Temperature of the evaporator
B. Pressure in the evaporator
C. Degree of superheat at exit from the evaporator
D. None of the above
- Đây là câu hỏi khó, khó ở việc dịch thuật và kiến thức chuyên môn
- Đọc lướt và dịch đáp án trước:
 A. Nhiệt độ dàn lạnh
 B. Áp suất dàn lạnh
 C. Độ quá nhiệt tại đầu ra của dàn lạnh
 D. Không có đáp án nào đúng.
- Tới đây đã phần nào hiều được câu hỏi liên quan đến áp suất, nhiệt độ và độ quá nhiệt dàn lạnh 
- Đọc câu hỏi, lưu ý từ khóa chính:
     thermostatic expansion: Van tiết lưu nhiệt
     operates: Vận hành, hoạt động
     changes: Sự thay đổi
=> Ý câu hỏi: Van tiết lưu nhiệt vận hành theo sự thay đổi nào (Tức cái gì tác động để điều khiển van tiết lưu nhiệt chứ không phải hỏi van tiết lưu nhiệt hoạt động để làm thay đổi cái gì)
     Ở đây nếu không phân tích đúng từ khóa sẽ dịch sai là:
           + Van tiết lưu nhiệt hoạt động (vận hành) làm thay đổi cái gì
Nếu dịch sai câu hỏi, phần lớn sinh viên sẽ trả lời:
    Câu A: ( Là các SV hiểu sai kiến thức chuyên môn, vì van tiết lưu chỉ làm thay đổi áp suất và nhiệt độ là sự thay đổi theo sau, áp suất có tính quyết định)
    Câu B: (Là các SV hiểu đúng chuyên môn nhưng do dịch sai nên trả lời sai)
Nếu dịch đúng câu hỏi và hiểu đúng kiến thức chuyên môn:
    Câu C ( Là đáp án chính xác nhất)
    Giải thích: Lý thuyết hoạt động của van tiết lưu nhiệt, độ quá nhiệt hơi sau khi ra khỏi thiết bị bay hơi tác động đến sự đóng mở cửa van, tức van tiết lưu nhiệt hoạt động theo sự thay đổi độ quá nhiệt hơi tại đầu ra dàn lạnh.
Có thể dùng phương pháp loại suy để loại bỏ ngay đáp án D.
Vì: Khi có cả hai đáp án áp suất và nhiệt độ bay hơi và có mối liên quan mật thiết giữa hai đại lượng này trong hệ thống lạnh do đó cả hai đáp án có thể là đều đúng => loại bỏ được đáp án D
Chúc các em thi tốt !
By: Antran.
      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét