CÁCH XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT NẠP GAS MÁY LẠNH

- Bảng áp suất nạp gas hệ thống lạnh này cho biết giá trị thực tế lượng gas nạp vào hệ thống lạnh được đo bằng áp suất tại dàn bay hơi (Hoặc đầu hút, phía hạ áp của hệ thống).
Giá trị áp suất ở bảng trên là áp suất dư đọc trên đồng hồ đo.
- Để xác định áp suất nạp gas cho các hệ thống lạnh các em có thể thực hiện như sau:
B1: Cần biết nhiệt độ yêu cầu của hệ thống lạnh đó, tức nhiệt độ phòng, từ đó suy ra được nhiệt độ bay hơi trong dàn lạnh ( chênh lệch giữa nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ phòng từ 8-13 độ)
B2: Khi đã biết nhiệt độ bay hơi, tra bảng hơi bão hoà của môi chất lạnh tương ứng để biết áp suất bay hơi ( Dùng sách bài tập nhiệt động lực học và truyền nhiệt hoặc dùng phần mềm EES)
Lưu ý: Áp suất tra từ bảng là áp suất tuyệt đối.
B3: Chuyển áp suất tuyệt đối thành áp suất dư (Áp suất này là áp suất trên đồng hồ đo)
Pdư = P tuyệt đối - P khí quyển  ( P khí quyển = 1bar)
Như vậy giá trị áp suât nạp gas sẽ là Pdư hiển thị trên đồng hồ đo
B4: Tiến hành nạp gas đến khi áp suất đo được ở dàn lạnh bằng với áp suất Pdư là được.
Lưu ý: Sau khi nạp, giá trị áp suất này phải ổn định trong suốt quá trình làm việc của hệ thống để đảm bảo duy trì nhiệt độ phòng yêu cầu.
 Ví dụ: Xác định áp suất nạp gas máy điều hoà không khí hai khối sử dụng gas R22.
B1: Thông thường nhiệt độ bay hơi của máy lạnh là 7 độ ( Vì nhiệt độ điều hoà: 18-28 độ)
B2: Tra bảng hơi bão hoà của R22 hoặc dùng phần mềm EES ta được Po = 6.217 bar 
B3: Pdư = 6.217 - 1 = 5.217 bar ( Hoặc 75.64 PSIg)
B4: Nạp gas đến giá trị 5.217 bar ( Hoặc 75.64 PSIg) là được.
Lưu ý: 
- Chữ g trong PSIg hoặc Barg là chữ viết tắt gauge cho biết giá trị áp suất là áp suất dư
- Giá trị áp suất nạp phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi và loại môi chất lạnh sử dụng
Các em cũng có thể sử dụng phương pháp trên để xác định áp suất nạp gas cho các hệ thống lạnh dân dụng khác như: Tủ lạnh, tủ kem...



3 nhận xét: